Top 10 xu hướng CNTT trong năm 2013
-
Trong năm 2013, dữ liệu lớn (big data) sẽ tiếp tục là mối quan tâm chính trong ngành CNTT. Chẳng hạn, khối lượng dữ liệu lên tới hàng exabytes sẽ được đề cập đến trong những cuộc thảo...
Sự tập trung cũng sẽ đổ dồn vào những dữ liệu thứ cấp được tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích sao lưu và các bản sao. Tổng chi phí sở hữu (TCO) cho việc lưu trữ sẽ có sự thay đổi lớn khi những chi phí vận hành giảm xuống và chi phí vốn bắt đầu tăng dần.
Những xu hướng mới sẽ xuất hiện, mang tới thách thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp trong năm 2013. Các chuyên gia CNTT sẽ phải xử lý những thách thức này với ràng buộc về ngân sách và thời gian. Đồng thời, họ cũng sẽ phải trích xuất giá trị kinh doanh từ dữ liệu lớn nhằm hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển.
Dưới đây là Top 10 xu hướng CNTT trong năm 2013 do ông Hu Yoshida, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ Hitachi Data Systems dự đoán:
1. Thay đổi lớn trong OPEX và CAPEX:
Trong vòng 10 năm qua, tổng chi phí lưu trữ đã tăng lên không ngừng, khoảng 7% mỗi năm. Sự gia tăng này chủ yếu do chi phí vận hành (OPEX), trong khi đó chi phí về phần cứng (CAPEX) hầu như không đổi. Tuy nhiên, trong năm 2013, CAPEX sẽ có xu hướng tăng lên và trở thành phần chi phí lớn hơn trong Tổng chi phí sở hữu (TCO). Nguyên nhân dẫn tới vấn đề này là do sự tăng cường chức năng trong phần cứng và nhu cầu về dung lượng lưu trữ lớn hơn.
2. Những mô hình tiêu dùng mới:
Thay vì mua sắm tất cả những thiết bị lưu trữ cho ngày hôm nay và phân bổ đều CAPEX trong vòng 4 đến 5 năm tới, các tổ chức sẽ mua thứ họ cần khi nhu cầu thực sự phát sinh. Để làm được điều này, các tổ chức cần phải tận dụng những công nghệ cũng như năng lực mới như phân bổ lưu trữ linh hoạt, ảo hóa và dịch chuyển dữ liệu liên tục. Những nhà cung cấp lưu trữ cũng có thể cung cấp các dịch vụ có quản lý (managed services) cho các tổ chức, nhằm giúp họ chuyển đổi từ CAPEX sang OPEX.
3. Quản lý sự bùng nổ nhân bản dữ liệu (data replication):
Đồng bộ dữ liệu khiến cho khối lượng dữ liệu nhân lên, bùng nổ và những bản sao dữ liệu là nhân tố chính của việc tạo bản sao lưu dữ liệu. Lưu trữ theo đối tượng sẽ giúp giải quyết vấn đề này bằng cách giảm thiểu nhu cầu sao lưu và tạo bản sao những dữ liệu không thay đổi.
4. Sự phát triển của Bộ điều khiển Flash cho doanh nghiệp:
Việc sử dụng những ổ đĩa cứng flash dạng rắn hiệu năng cao (SSDs) trong doanh nghiệp triển khai chậm do giá thành cao và độ bền hạn chế so với các ổ đĩa cứng thông thường. Tuy nhiên, trong năm 2013, bộ điều khiển flash (flash controllers) sẽ được ra mắt với bộ vi xử lý tiên tiến, được thiết kế dành riêng cho các hệ thống lưu trữ doanh nghiệp, tăng độ bền, hiệu năng cũng như năng lực cho các ổ đĩa lưu trữ flash.
5. Những yêu cầu mới cho các hệ thống lưu trữ Entry High-end:
Sự tăng cường sử dụng những trình quản lý máy ảo (hypervisors) chẳng hạn như VMware và những ứng dụng như VDI đã làm thay đổi yêu cầu đối với các hệ thống lưu trữ tầm trung. Sự chênh lệch giữa kiến trúc lưu trữ cấp doanh nghiệp và kiến trúc lưu trữ tầm trung đang ngày càng thu hẹp lại khi những nhu cầu ngành đòi hỏi cần có hệ thống lưu trữ cấp doanh nghiệp cơ bản. Những hệ thống này có thể được mở rộng với khối lượng công việc tăng dần bằng cách thêm vào các bộ vi xử lý, các cổng, bộ nhớ cache nhưng vẫn đảm bảo mức giá cho hệ thống tầm trung.
6. Nhu cầu về các hệ thống tệp tin dựa trên đối tượng:
Sự phát triển của dữ liệu phi cấu trúc sẽ đòi hỏi các hệ thống lưu trữ tệp tin lớn hơn và tính khả mở cao hơn. Các hệ thống lưu trữ tệp tin chuẩn sẽ cần phải được thay thế bởi những hệ thống lưu trữ tệp tin dựa trên đối tượng (object-based file system) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này. Việc quản lý dữ liệu của hệ thống tệp tin và metadata dưới dạng đối tượng cho phép khôi phục hệ thống tệp tin nhanh, tăng cường hiệu năng truy xuất tệp tin và mang tới khả năng tự động hóa phân lớp tệp tin.
7. Tăng tốc sử dụng các nền tảng lưu trữ nội dung và chia sẻ dữ liệu:
Ảo hóa lưu trữ cho phép các ứng dụng được chia sẻ những tài nguyên lưu trữ; tuy nhiên, dữ liệu ứng dụng vẫn bó cứng trong các vùng lưu trữ riêng biệt (silos). Trong năm 2013, việc ứng dụng các nền tảng nội dung trong lưu trữ và chia sẻ dữ liệu sẽ phát triển mạnh khi người dùng tìm cách xây dựng tương quan những thông tin từ các ứng dụng khác nhau.
8. Bộ điều khiển hỗ trợ phần cứng sẽ đáp ứng khối lượng công việc ngày càng phức tạp:
Bộ điều khiển lưu trữ sẽ được trang bị những bộ vi xử lý tiên tiến và phần cứng được trợ giúp bởi ASICs nhằm giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng phức tạp cũng như lưu lượng dữ liệu lưu thông lớn hơn.
9. Tạo ra một nền tảng an toàn cho việc sử dụng các thiết bị di động:
Việc ứng dụng thiết bị di động giúp tăng cường hiệu suất làm việc cũng như thúc đẩy tính sáng tạo. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra cơn ác mộng cho các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Trong năm 2013, chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng của các nền tảng bảo mật cho việc chia sẻ dữ liệu, giảm thiểu những mối đe dọa bảo mật từ các thiết bị di động và giúp tăng cường năng suất lao động của đội ngũ nhân sự di động.
10. Thêm nhiều giải pháp hội tụ tích hợp chặt chẽ hơn:
Các giải pháp hạ tầng hội tụ được chứng nhận, cấu hình và kiểm định từ trước đang ngày càng được quan tâm. Trong năm 2013, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng ứng dụng những nền tảng điện toán hợp nhất, khi mà việc quản lý cũng như điều hành máy chủ, lưu trữ, các tài nguyên mạng sẽ được thực hiện thông qua một cửa sổ giao diện duy nhất.
Theo XHTT - Hàng loạt báo điện tử lớn đang bị tấn công DDoS?
- 10 extension Chrome hữu ích cho Facebooker (Phần 1)
- Trung Quốc xét xử vụ kiện Apple vi phạm bản quyền
- 10 quảng cáo với ghế băng thú vị nhất thế giới
- Những hủ tục 'sợ phát khóc' vẫn tồn tại đến ngày nay
- Người Việt ngày càng có nhiều cách bày tỏ yêu thương
- Bụi đời Chợ Lớn khiến tôi ớn lạnh
- Ông chủ thật của Highlands Coffee
- Phía sau vụ thâu tóm Phở 24